Chúc mừng
Đăng ký tài khoản thành công!
Có lỗi
Đăng ký tài khoản thất bại!

Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Nước ta vẫn là một quốc gia có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế. Vì vậy việc chăn nuôi gia súc và vật nuôi cũng là lựa chọn của nhiều hộ gia đình nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình mở rộng quy mô chăn nuôi theo mô hình trang trại thì vấn đề thức ăn chăn nuôi là một vấn đề tương đối nan giải mà nguồn cung ở trong nước đôi khi cung cấp đủ. Chính vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải tiến hành nhập khẩu để đủ nguồn cung cho thị trường. Vậy thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có khó khăn và phức tạp hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!


Thức ăn chăn nuôi là gì và phân loại thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm được dùng để cho vật nuôi ăn uống, bổ sung nhằm phát triển và duy trì sự sinh trưởng bình thường của vật nuôi. Hiện nay, thức ăn chăn nuôi được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như: thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hay thức ăn đậm đặc tăng trọng dành cho vật nuôi. 

Phân loại thức ăn chăn nuôi

  • Thức ăn truyền thống: Là các sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghiệp được chế biến, và sử dụng theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm gạo, cám, thóc, ngô, khoai, sắn, cua, tôm, cá...và các loại thức ăn tương tự khác được sử dụng.

  • Thức ăn bổ sung: Là các nguyên liệu hỗn hợp hoặc các nguyên liệu đơn của các loại thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn của vật nuôi để cân đối lại chế độ dinh dưỡng.

  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Là hỗn hợp của các loại thức ăn được phối chế nhằm có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển và sinh trưởng của vật nuôi

  • Thức ăn đậm đặc: Có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so vơi nhu cầu của vật nuôi



Điều kiện thực hiện các thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Điều kiện để nhập khẩu đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần phải đạt chuẩn các quy định sau để có thể nhập khẩu về Việt Nam sử dụng:

  • Có chất lượng đạt theo các tiêu chuẩn đã công bố, và quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp dành cho vật nuôi.

  • Có nhãn hiệu hoặc các tài liệu kèm theo với thức ăn chăn nuôi theo quy định đã công bố.

  • Thức ăn chăn nuôi được được sản xuất tại các cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện để sản xuất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.

Điều kiện dành cho các cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Đối với các cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

  • Cần phải có kho hoặc thuê kho để bảo quản thức ăn chăn nuôi có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm theo các quy định của luật pháp và khuyến nghị của các tổ chức, và cá nhân cung cấp.

  • Chỉ được phép nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi theo các công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra.

    => Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ của oz freight uy tín chất lượng với kiinh nghiệm 15 năm trong ngành xuất nhập khẩu.

    Nhập khẩu ủy thác hàng Trung Quốc

    Dịch vụ ủy thác nhập khẩu


    Trình tự thực hiện các thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi?

    Bước 1:  Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

    • Hồ sơ thực hiện các công bố thông tin thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Đăng ký lưu hành các thức ăn chăn nuôi nhập khẩu).

    • Đơn đề nghị công bố các thông tin sản phẩm.

    • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc các văn bản có giá trị tương đương do các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ sản phẩm cấp.

    • Một trong các loại giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích các nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc các loại giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.

    • Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, hoặc cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm các thành phần nguyên liệu, công dụng, và hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, các chỉ tiêu về an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra.

    • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của các tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoặc nhãn hàng phụ của sản phẩm thể hiện rõ bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật.

    • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và an toàn được cấp bởi phòng thử nghiệm do các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi các tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận của khu vực hoặc phòng thử nghiệm do chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận đưa ra.

    • Mẫu sản phẩm của nhãn hàng do tổ chức, hoặc cá nhân sản xuất cung cấp.

    Bước 2: Thủ tục hải quan để tiến hành nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

    Hồ sơ để tiến hành làm thủ tục thông quan bao gồm:

    • Tờ khai hai quan theo mẫu quy định.

    • Các loại hóa đơn chứng từ

    • Vận đơn vận chuyển hàng hóa

    • Giấy tờ xác nhận chất lượng của lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

    • Chứng từ chứng minh là doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

    • Giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp

    Các chú ý khi làm thủ tục hải quan:

    • HS code và thuế xuất được áp dụng sẽ căn cứ tùy từng loại thức ăn chăn nuôi

    • Ưu đãi thuế quan đối với các nước được hưởng ưu đãi sẽ khác nhau.

    • Hàng hóa nhập khẩu phải có tem nhãn xuất xử hành hóa

    Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

    Cần phải liên hệ với các đơn vị kiểm định được Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT chỉ định để có thể thực hiện chứng nhận sự phù hợp chất lượng của thức ăn chăn nuôi (TACN) xuất khẩu, hoặc nhập khẩu theo quy trình đã được Cục Chăn nuôi thẩm định và các quy định hiện hành khác có liên quan đưa ra.

    CÁC HẠNG MỤC ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ SAU:

    • Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật:

    • Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng của thức ăn chăn nuôi.

    • Thực hiện kiểm tra và xác nhận chất lượng của sản phẩm theo quy định hiện hành.

    • Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật:

    • Thực hiện việc kiểm tra và xác nhận chất lượng theo yêu cầu của Cục Chăn nuôi đưa ra.

    • Thức ăn chăn nuôi xuất khẩu:

    • Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng của sản phẩm.

    • Thực hiện kiểm tra và xác nhận chất lượng của thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của tổ chức, các cá nhân xuất khẩu hoặc đối tác nhập khẩu.

    trên đây là một số thông tin về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hiện nay. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần phải giải đáp, liên hệ với Ngân tín ngay ngày hôm nay bạn nhé!

    Tin liên quan