Chúc mừng
Đăng ký tài khoản thành công!
Có lỗi
Đăng ký tài khoản thất bại!

Nhập hàng Trung Quốc chính ngạch

    
Chúng ta đã nghe qua rất nhiều về vận chuyển đường chính ngạch, tiểu ngạch nhưng hiểu rõ về điều này thì không phải ai cũng biết, vậy nhập hàng Trung Quốc chính ngạch, tiểu ngạch là gì? Vì sao chúng ta nên lựa chọn con đường chính ngạch thay vì tiểu ngạch?

NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC THEO CON ĐƯỜNG CHÍNH NGẠCH VÀ TIỂU NGẠCH KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Đầu tiên, chúng ta cùng thống nhất làm rõ thế nào là chính ngạch ? Chính ngạch là hình thức nhập khẩu chính thống thông qua các cửa khẩu quốc tế giữa Trung Quốc và Việt Nam ở đường bộ, có các cửa khẩu như Hữu Nghị - Lạng Sơn, Móng Cái - Quảng Ninh, Kim Thành - Lào Cai. Đường biển thì có các cảng biển lớn như : Hải Phòng, Cát lái - Hồ chí Minh, Đà Nẵng.

Cách nhập khẩu hàng Trung Quốc chính ngạch này đều thông qua việc ký hợp đồng ngoại thương, chuyển tiền thanh toán Quốc tế bằng hình thức LC hoặc TT thông qua ngân hàng, loại tiền có thể sử dụng USD hoặc RMB. Sau khi hàng hóa tới cửa khẩu tại Việt Nam, được thông quan dưới sự giám sát của cơ quan chức năng gồm các bước: tiếp nhận, kiểm hóa, nộp thuế nhập khẩu và VAT vào ngân sách nhà nước tùy thuộc vào trị giá khai báo và mã HS code của sản phẩm.

Hình thức "tiểu ngạch" hiểu đơn giản là thông qua các cửa khẩu phụ, nhỏ lẻ, cư dân biên giới giao thương mà vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Qua cách này chủ yếu dựa vào các đơn vị vận chuyển hoặc một nhóm cư dân vùng biên giới thực hiện quá trình vận chuyển hàng qua biên giới mà không cần khai báo và nộp thuế.

 Chính vì không khai báo, nên hàng hóa sẽ không có giấy tờ xuất nhập khẩu đủ điều kiện lưu hành trên thị trường trong nước, gây thiệt hại rất lớn về nguồn thu thuế cho nhà nước và gây khó khăn cho việc kinh doanh thương mại sau này của người nhập khẩu.

Các đơn vị vận chuyển hàng tiểu ngạch thường hay lách luật bằng cách chế cháo, xuất khống hóa đơn đi đường, hoặc một tờ hóa đơn sử dụng cho nhiều lần, nhằm lọt qua sự giám sát của cơ quan kiểm tra trong quá trình vận chuyển. Nhưng về dài hạn việc giấy tờ hóa đơn chứng minh được hàng hóa có trong kho người mua tại Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh.


Vận chuyển hàng đường tiểu ngạch

NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC GIÁ RẺ

Nếu bạn triển khai mô hình kinh doanh theo hình thức công ty, nhưng vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng cách lựa chọn hình thức vận chuyển tiểu ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam, nó sẽ tiết kiệm được cho bạn số tiền VAT và thuế nhập khẩu và tránh được phần lớn phiền hà trong quá trình thực hiện đúng quy trình xuất nhập khẩu như: Khai báo, tra mã HS, nộp thuế, kiểm hóa, kiểm tra sau thông quan…

Nhưng với mô hình kinh doanh tốt, bạn không thể mãi dựa vào những cách làm xưa cũ bất ổn và độ an toàn không cao. Phát triển doanh nghiệp trên nguồn lực đó sẽ khiến lợi thế cạnh tranh của bạn ngày càng yếu đi do xu hướng vận chuyển tiểu ngạch chỉ phù hợp với lượng hàng nhỏ gọn, giá trị thấp, kinh doanh nhỏ lẻ và tiêu dùng.

Với sự phát triển ngày càng mạnh của nghiệp vụ xuất nhập khẩu, sự minh bạch cải tiến trong thủ tục hải quan, hiện nay việc thông quan nhưng đơn hàng nhỏ từ 1-2cmb hoặc một vài chục kg đều được xử lý với chi phí thấp qua hình thức nhập khẩu LCL qua đường biển hoặc dịch vụ ủy thác nhập khẩu gom cont đường bộ. Lợi thế của việc đi hàng tiểu ngạch giá rẻ, đang dần bão hòa bởi sự cải tiến của hệ thống thông quan trong nước. 

Bên cạnh đó, các cửa khẩu đường bộ sau đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 tới nay các cửa khẩu đường bộ hạn chế gần như 100% việc luân chuyển cư dân biên giới khiến cho hoạt động vận chuyển qua cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở của cư dân hai nước trở lên gặp khó khăn trầm trọng. Trong những năm sắp tới tình hình sẽ dần trở lại bình thường, tuy nhiên sản lượng cũng như cách làm sẽ ngày càng thu hẹp và khó khăn hơn.

NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC CHÍNH NGẠCH VỚI 7 LÝ DO


7 lý do nên nhập hàng theo đường chính ngạch

  • Hội nhập với phương cách nhập khẩu hàng chính ngạch, công ty bạn sẽ mở rộng năng lực kết nối với các đối tác nước ngoài không chỉ ở Trung Quốc.

  • Chuẩn hóa thủ tục nhập khẩu, đầy đủ chứng từ, thuế VAT, giúp nâng cao niềm tin của khách hàng vào sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. 

  • Giảm được rủi ro đối với cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong quá trình bán hàng, lưu kho, vận chuyển. 

  • Tăng thêm các khả năng lựa chọn phương thức vận chuyển chuyển tối ưu dịch từ đường bộ sang cả đường biển.

  • Chuẩn hóa thời gian giao nhận, giảm tối đa việc chậm trễ do tắc của khẩu, biên giới và các yếu tố khách quan khác.

  • Giảm thiểu tối đa sự hư hại trong quá trình xếp dỡ thủ công mang vác tách kiện bằng pallet và xe nâng hàng.

  • Góp phần nâng cao thuế, nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng.

NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC CHÍNH NGẠCH BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?


Nhập hàng Trung Quốc chính ngạch bắt đầu từ đâu

Đây là điều băn khoăn của nhiều công ty khi muốn chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng như lựa chọn lại đối tác vận chuyển sang chính ngạch hàng từ Trung Quốc về nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Để giải quyết thắc mắc này, chúng ta cùng khảo sát một số yếu tố quan trọng trong quá trình làm xuất nhập khẩu chính ngạch.

1. Thành lập công ty có chứng năng xuất nhập khẩu đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Sản phẩm kinh doanh phù hợp với quy định của nhà nước và pháp luật. Nếu là sản phẩm kinh doanh có điều kiện để nhập khẩu về thì cần chuẩn bị trước mọi thông tin liên quan trước khi tiến hành nhập khẩu để tránh mất nhiều thời gian trong quá trình thông quan dẫn tới phát sinh nhiều chi phí khác.

3. Xác định rõ mã số HS code của hàng hóa mà bạn đang kinh doanh, tên mô tả đầy đủ.

4. Thực hành ký hợp đồng ngoại thương với đúng và đủ yêu cầu về điều khoản giao nhận, thanh toán, phương thức thanh toán, quyền hạn và chế tài rõ ràng.

5. Hồ sơ thanh toán qua ngân hàng. 

6. Tìm kiếm các đơn vị Forwarder có dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển tại các cảng mục tiêu.

7. Chuẩn bị chữ ký số, tài khoản Ecus, tài khoản nộp tiền online theo hướng dẫn.


>>>Xem thêm:

Ủy thác xuất nhập khẩu nên hay không nên ?

Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

Dịch vụ khai báo hải quan

Danh sách cửa khẩu đường bộ Việt Nam