Chúc mừng
Đăng ký tài khoản thành công!
Có lỗi
Đăng ký tài khoản thất bại!

ủy thác nhập khẩu là gì?

Ủy thác nhập khẩu là việc thuê ngoài (outsourcing) một đơn vị kinh doanh ( thương nhân) dịch vụ nhập khẩu để tổ chức và thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa cho bên nhập khẩu. Hay nói cách khác, đây là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự ký kết hợp đồng ngoại thương và tiến hành các thủ tục nhập khẩu liên quan mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện.

Theo điều 16 chương 4 nghị định Số: 187/2013/NĐ-CP thì: Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Ủy thác nhập khẩu được dùng khi nào?

  1. Các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân, không có chức năng nhập khẩu, nhưng lại có nhu cầu sử dụng hàng hóa từ nước ngoài. Trong trường hợp này buộc phải ủy thác cho một đơn vị thứ ba để tiến hành dịch vụ nhập khẩu hàng hóa về việt nam.

  2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.

  3. Cá nhân, thương nhân, tổ chức mới thành lập, không quen thuộc nghiệp vụ ngoại thương cũng như thủ tục xuất nhập khẩu. Để triển khai thuần thục quy trình nhập khẩu công ty cần có nhân sự đầy đủ kinh nghiệm về chứng từ, khai báo hải quan, nghiệp vụ thuế và nhân viên trực tiếp tại cảng bãi trong quá trình thông quan.

Chính vì vậy với tần suất nhập hàng ít khi công ty mới thành lập hoặc bắt đầu kinh doanh, thì việc thuê ngoài dịch vụ ủy thác nhập khẩu là lựa chọn tối ưu nhất.

  1. Đơn vị nhập khẩu cần đối tác để kiểm tra, giám sát hàng trong thời gian sản xuất, đóng hàng, và đảm bảo các rủi ro khác về vận chuyển, trong trường hợp này ủy thác cho một bên forwarder đứng ra ủy thác sẽ giải quyết được những vấn đề trên.

  2. Tối ưu hóa chi phí phát sinh trong chuỗi Logistics. Với dịch vụ ủy thác nhập khẩu, người được ủy thác có được lợi nhuận nhờ vào sự thông hiểu quy trình và nghiệp vụ chuyên nghiệp giảm thiểu tối đa những phát sinh ngoài ý muốn và không cần thiết.


Những hạn chế ủy thác nhập khẩu

  1. mất chi phí ủy thác

Thương nhân ủy quyền cho đơn vị trung gian đứng ra thay mình nhập khẩu, điều đầu tiên là mất chi phí ủy thác. Phí ủy thác pháp luật không quy định rõ mà tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên.

Đơn hàng càng khó càng phức tạp nhiều quy trình và yêu cầu càng cao, thì phí càng cao. Hiện nay phí ủy thác trung bình từ 1-5% tổng giá trị hợp đồng ủy thác.

Tuy nhiên, thông qua quy trình và cách làm của bên nhận ủy thác, thì thương nhân ủy quyền cũng có được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

  1. Thiếu chủ động về thông tin

Thiếu chủ động về thông tin đơn hàng. Tuy cam kết rất rõ quyền và trách nhiệm hai bên trong hợp đồng, nhưng trong tiến trình xử lý hàng hóa, khi cần biết chính xác tiến độ về thời gian hoặc thực trạng thông quan của hợp đồng, người ủy thác đều cần phải hỏi và chờ đợi thông tin phản hồi của bên trung gian.

Trong một số trường hợp, bên ủy thác đàm phán thương mại tốt hơn bên ủy thác nhập khẩu, sẽ có thêm một phần hoa hồng thương mại.

Việc thay đổi điều kiện giao hàng theo Incoterm để tối đa hóa chi phí vận chuyển và giành được ưu thế trong hợp đồng ngoại thương cũng thường do bên nhận ủy thác chủ động đàm phán.

  1. Giấy phép nhập khẩu và thủ tục công bố, kiểm tra chất lượng

Khi sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu với nhóm hàng cần xin giấy phép hoặc công bố, kiểm định chất lượng sản phẩm khi nhập về. Thông thường, đơn vị đứng ra làm thủ tục hải quan ( bên nhận ủy thác) sẽ làm toàn bộ chứng từ này. 

Với trường hợp này, lẽ dĩ nhiên là các lần nhập sau của đơn vị ủy thác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, ví dụ : thủ tục công bố và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm. Còn đối với nhà nhập khẩu đi thuê dịch vụ ủy thác, thì lần sau có nhập bạn cần tìm đúng đơn vị đã nhập trước, điều này khiến cho việc nhập khẩu của bạn bị ràng buộc vào đơn vị ủy thác.

Tiến trình cơ bản của hợp đồng ủy thác nhập khẩu

  • Bước 1 :  Nghiên cứu sản phẩm, nhà cung cấp. Xem sản phẩm đó có thuộc mặt hàng cấm nhập hoặc nhập có điều kiện phải xin giấy phép hay kiểm định công bố không?

  • Bước 2: ký kết hợp đồng ngoại thương cùng hợp đồng ủy thác nhập khẩu.

  • Bước 3 : Khi có bộ chứng từ đầy đủ và hàng về tới cảng. Bên nhận ủy thác tiến hành thông quan hàng hóa bình thường. 

  • Bước 4: giao hàng, xuất hóa đơn dịch vụ và thanh lý hợp đồng ủy thác.

Nhiệm vụ chính của các bên trong hợp đồng ủy thác nhập

Trách nhiệm của người ủy thác:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng.

  • Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài

  • Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng.

  • Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)

  • Thanh toán phí dịch vụ ủy thác

Trách nhiệm của người nhận ủy thác:

  • Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài

  • Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa.

  • Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài.

  • Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu.

  • Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…

  • Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu)

Thuế VAT trong ủy thác nhập khẩu

Có 2 khoản thuế VAT liên quan đến hoạt động ủy thác nhập khẩu này.

Thuế VAT cho phí dịch vụ ủy thác: mức 10% bình thường giống như các dịch vụ khác.

Thuế VAT hàng nhập khẩu
Khi trả hàng uỷ thác nhập khẩu, bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT: Căn cứ vào hoá đơn nhập khẩu, tờ khai hải quan và biên lai thu thuế GTGT hàng nhập, bên nhận uỷ thác xuất hoá đơn GTGT ghi theo giá thực nhập trong hoá đơn thương mại, riêng thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo số phải nộp (số thông báo thuế của cơ quan hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra đối với bên nhận uỷ thác nhập khẩu và là thuế đầu vào của bên uỷ thác.

Lưu ý: Trong thông tư 128/2013/TT-BTC quy định, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phải ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng này không bao gồm thuế giá trị gia tăng.