1.Đồng tiền quy định trong điều khoản thanh toán
Trong thương mại quốc tế, đồng tiền quy định trong điều khoản thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba tùy theo sự thỏa thuận của các bên liên quan. Người bán thường muốn lấy đồng tiền đang lên giá, còn người mua muốn trả bằng đồng tiền đang giảm giá. Để lựa chọn đồng tiền, người ta thường dựa vào các cơ sở sau:
– Giá trị của đồng tiền
– Mục đích của các bên
– Hiệp định thương mại
– Mặt hàng order hang trung quôc giá
Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán có thể là một. Trong trường hợp đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá không trùng nhau, ví dụ đồng tiền tính giá là USD, còn đồng tiền thanh toán là EUR thì trong hợp đồng các bên phải xác định tỷ giá quy đổi. Trên thi trường tiền tệ có rất nhiều loại tỷ giá để các bên lựa chọn: tỷ giá chính thức, tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá nước xuất khẩu, tỷ giá nước nhập khẩu, tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra,…
2.Thời hạn thanh toán
Trong thương mại quốc tế thanh toán tiền hàng có thể được thực hiện theo các cách: trả trước, trả ngay, trả sau khi giao hàng hoặc kết hợp cả ba cách trả trên.
– Trả trước khi giao hàng là cách người mua cấp tín dụng cho người bán, vì vậy trong giá hàng hai bên đều phải tính toán lợi nhuận mà người mua bị mất do trả tiền sớm, người bán nhận được khi chưa giao hàng để có giá mua bán thích hợp. Cách trả này thường được áp dụng khi người mua ở thế yếu hoặc tầm quan trọng của hàng hóa.
– Trả ngay là việc người mua trả tiền vào lúc nhận được hàng hóa hay nhận được chứng từ thanh toán. Cách trả này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
– Trả tiền sau là cách người bán cấp tín dụng cho người mua hàng, vì vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng người ta sẽ tính phần lãi suất bị mất, rủi ro tiền tệ vào trong giá hàng, Giá hàng trả sau bao giờ cũng cao hơn giá hàng trả trước và giá hàng trả ngay.
– Áp dụng cả ba cách trả tiền trên: trả trước một phần trả ngay một phần và số còn lại có thể trả dần. Ví dụ trả trước khi giao hàng 10 ngày 20%, trả ngay khi nhận được chứng từ thanh toán qua ngân hàng 40%, trả sau khi giao hàng 3 tháng 20%, số còn lại sẽ trả sau khi giao hàng 12 tháng.
3.Phương thức thanh toán
Trong thương mại quốc tế, chúng ta thường gặp các phương thức thanh toán sau:
(1)Phương thức thanh toán tiền mặt (Cash payment)
Phương thức này có thể áp dụng khi ký hợp đồng, khi đặt hàng (CWO – Cash with order), hoặc khi giao hàng (COD – cash on delivery) hoặc là khi người bán xuất trình chứng từ (CAD – cash against documients). Tuy nhiên, phương thức này sẽ gặp khó khăn do chế độ quản lí ngoại hối của các nước.
(2)Phương thức thanh toán không kèm chứng từ
Đây là phương thức tách giao hàng và thanh toán tiền hàng, ngân hàng chỉ đóng vai trò người thu hộ tiền nên rủi ro rất lớn nó chỉ được áp dụng khi mua bán gưiã các bên quen thân nhau hoặc các công ty mẹ – con. Các phương thức thường gặp:
– Phương thức chuyển tiền (transter)
Đây là phương thức người mua khi nhận được thông tin giao hàng hay khi nhận được hàng người mua sẽ lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người bán.
Chuyển tiền có thể được thực hiện bằng thư (M/T – mail transfer), bằng điện (T/T – Telegraphic transfer),…
– Phương thức nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng hoặc dịch vụ sẽ ủy thác cho ngân hàng thay mình đòi tiền người mua hàng. Nhờ thu có các hình thức”
+ Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
Theo phương thức này người bán sau khi giao hàng, lập chứng từ gửi cho người mua để người mua đi nhận hàng. Người bán lập hối phiếu (bill of exchange) nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua hàng. Phương thức này khi sử dụng sẽ phát sinh nhiều rủi ro: người mua không có tiền trà, trong khi họ đã nhận hàng, hoặc giá hàng trên thị trường giảm, gnười mua không muốn nhận hàng nữa,…Vì vậy ngân hàng sẽ không thu được tiền hộ người bán.
+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentery collection)
Theo phương thức này để khống chế người mua, người bán sau khi gửi hàng, lập chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua hàng. Ngân hàng chỉ chuyển chứng từ để người mua đi nhận hàng khi người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Nhờ thu kèm chứng từ có hai loại: trả tiền khi nhận chứng từ (D/A – documents against acceptance).
Tuy vai trò của ngân hàng đã được nâng lên mức không chế người mua nhưng người bán vẫn gặp rất nhiều rủi ro như sử dụng hối phiếu trơn, nên phương thức này chỉ sử dụng khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu tin cậy lẫn nhau.
(3)Phương thức thanh toán kèm chứng từ
– Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)
Điều 2 UCP-600 quy định “Tín dụng là một thỏa thuận, dù được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp
Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức trong đó ngân hàng cam kết, theo yêu cầu của bên mua, sẽ trả tiền cho bên bán hay bất cứ người nào theo lệnh của người bán, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dung (L/C – letter of credit)
Trong phương thức này các bên đã nâng vai trò của ngân hàng thành người khống chế cả người bán lẫn người mua. Người mua chỉ nhận được chứng từ để đi nhận hàng khi họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Vì vậy, ngân hàng sẽ yêu cầu người mua phải ký quỹ mở L/C thường bằng 100% giá trị lô hàng. Người bán cũng chỉ nhận được tiền hàng khi và chỉ khi giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa và làm đúng yêu cầu của L/C. Vì vậy, phương thức này hay được áp dụng khi các bên không tin tưởng lẫn nhau.
– Phương thức ủy thác mua (Authority to purchase)
Theo phương thức này người mua ủy thác cho ngân hàng mua hối phiếu và chứng từ do người bán xuất trình sau khi giao hàng. Hoạt động trả tiền thường được thực hiện tại nước người bán nên rất thuận lợi cho người bán khi thu nhận tiền sau khi bán hàng.
4.Chứng từ thanh toán
Chứng từ thanh toán thường bao gồm các loại sau:
+ Hối phiếu (bill of exchange)
+ Các chứng từ hàng hóa
Bao gồm: hóa đơn thương mại (invoice), Phiếu đóng gói (Packing list), Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality), giấy chứng nhận khối lượng, giấy chứng nhận số lượng,,..
+ Vận đơn (bill of lading – B/L):
Đây là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng để xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Trong nhiều trường hợp, vận đơn đóng vai trò như chứng từ sở hữu hàng hóa, ai có vận đơn, người đó có quyền sở hữu hàng. Có nhiều loại vận đơn khác nhau, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thỏa thuận với nhau, về việc lựa chọn vận đơn làm chứng từ thanh toán.
+ Chứng từ bảo hiểm:
Đây là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường có: Bảo hiểm đơn và Giấy chứng nhận bảo hiểm
Bảo hiểm đơn (Insurance policy) gồm có các nội dung: các điều khoản chung quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên và các điều khoản riêng biệt về đối tượng bảo hiểm: tên hàng, số lượng hàng, tên phương tiện chuyên chở, trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm,…Bảo hiểm đơn thường được sử dụng khi các bên ít quen biết, ít tin tưởng lẫn nhau, các bên không ký hợp đồng bảo hiểm dài hạn.
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ bảo hiểm do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm theo hợp đồng dài hạn. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ gồm các điều khoản về đối tượng bảo hiểm: tên hàng, số lượng hàng, tên phương tiện chuyên chở, trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm,…
xem thêm :
>>> ĐIỆN CHUYỂN TIỀN - T/T TTR VÀ T/T