Chúc mừng
Đăng ký tài khoản thành công!
Có lỗi
Đăng ký tài khoản thất bại!

Định nghĩa, đặc điểm và mục đích của C/O (CERTIFICATE OF ORIGIN)

C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.


 

1./ Định nghĩa C/O:

Trong xu thế nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều khối liên kết ở cấp độ khu vực, châu lục và cả toàn cầu, việc các nước dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng rào bảo hộ, dành cho nhau nhiều ưu đãi trong quan hệ xuất nhập khẩu ngày càng phổ biến
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O - Certificate of Origin) trở thành một chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu để đảm bảo quyền ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan (hạn ngạch). Hiện Việt Nam đang áp dụng chế độ ưu đãi thương mại với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có các đối tác quan trọng như Mỹ, EU, Nhật, ASEAN...

Khái niệm “C/O” có tính pháp lý được quy định lần đầu tiên tại Thông tư liên bộ số 280/TTLB/BTM-TCHQ ngày 29-11-1995 giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan. Theo đó, C/O là văn bản có tính pháp lý, do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận xuất xứ cho một lô hàng nhập khẩu nhằm thực hiện chế độ ưu đãi về thuế quan giữa các nước, các tổ chức.


2./ Đặc điểm của C/O:
Xuất phát từ mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên mà Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:
- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.

- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác).
C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.

3./ Mục đích của C/O:
- Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

- Xúc tiến thương mại.
4./ Quy trình xin C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu:
Tại sao các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại quan tâm đến C/O. Vậy C/O là gì? Nó có tác dụng gì trong việc xuất nhập khẩu? Và thủ tục xin C/O cho các doanh nghiệp xuất khẩu như thế nào?
Để hiểu rõ hơn các bạn đọc bài viết này nhé: Quy trình xin C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu
 

http://hdintertrans.com/upload/images/dinh-nghia-dac-diem-va-muc-dich-cua-c-o-certificate-of-origin.jpg


VGM LÀ GÌ? SOLAS LÀ GÌ?

Bắt buộc áp dụng từ ngày 01/07 trong việc vận chuyển hàng biển nên các bạn nên bỏ ra 5 Phút Để Hiểu Về VGM – Verified Gross Mass VGM (Verified Gross Mass) là quy định trong công ước SOLAS yêu cầu toàn bộ chủ hàng(shipper) phải thực hiện việc xác định khối lượng container chứa hàng, quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016. SOLAS (the Safety of Life at Sea convention): Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển có hiệu lực vào ngày 25/05/1980.

 

Không chỉ riêng tại Việt Nam, việc đóng hàng quá tải so với tiêu chuẩn khai thác của Container và khai báo sai khối lượng Container thực thế của các chủ hàng từ trước đến nay vẫn đang tồn tại, nó là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn tại Cảng và cho tàu chở hàng, đe dọa đến tính mạng của những người lao động bến cảng cũng như thủy thủ tàu…
Nhằm mục đích tăng cường mức độ an toàn, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã sửa đổi quy định của công ước SOLAS yêu cầu toàn bộ chủ hàng(shipper) phải thực hiện việc xác định khối lượng container chứa hàng, và quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016.

http://hdintertrans.com/upload/images/vgm_la_gi_solas_la_gi-min.jpg


VERIFIED GROSS MASS TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
Phương pháp thứ nhất – Phương pháp cân: Sử dụng thiết bị cân tiêu chuẩn, người gửi hàng (shipper) hay bên thứ 3 ủy quyền bởi người gửi hàng phải cân container khi nó đã được đóng hàng và đóng seal.
Phương thức thứ hai – Phương pháp Tính toán: Người gửi hàng hoặc bên thứ 3 được ủy quyền cân tất cả kiện, hàng hóa, pallet, các vật liệu để chèn lót hàng hóa… Tổng giá trị trên và trọng lượng vỏ container sẽ là VGM. Tuy nhiên phương thức này cần phải được xác nhận và thông qua bởi một tổ chức có thẩm quyền.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP TRONG KHAI BÁO VGM
Thông tin bắt buộc khai báo VGM
– Ocean Carrier Booking Number / Số Booking vận tải biển của hãng tàu
– Container Number / Số container
– Verified Weight / Trọng lượng xác minh
– Unit of Measurement / Đơn đo lường
– Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading) / Bên chịu trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)
– Authorized Person / Người được uỷ quyền
Có thể bổ sung thêm các thông tin khác nhưng không bắt buộc
– Weighing Date / Ngày cân
– Shipper’s Internal Reference / Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng
– Weighing Method / Cách tính VGM
– Ordering Party / Bên mua
– Weighing Facility / Dụng cụ cân
– Country of Method 2 / Nước (trong trường hợp dùng cách 2)
– Documentation Holding Party / Bên giữ chứng từ

THỜI GIAN GỬI THÔNG TIN VGM
VGM Cut off time (hạn trình VGM cho hãng tàu hay cảng) sẽ được xác định trên booking confirmed.
HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG KHAI BÁO VGM TRƯỚC KHI ĐẾN CẢNG XUẤT PHÁT?
Điều luật quy định rõ container không có số VGM tại cảng xuất phát sẽ không được đưa lên tàu cho đến khi số VGM được khai. Chủ hàng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kì các chi phí phát sinh (chi phí cân cont, đóng gọi lại, lưu kho, lưu cont, quản lý, v.v.).

 Xem thêm : 

>>> ĐIỆN CHUYỂN TIỀN - T/T TTR VÀ T/T CÓ PHẢI LÀ MỘT?

>>> PHÂN BIỆT CƯỚC PREPAID VÀ CƯỚC COLLECT

>>> LOCAL CHARGES LÀ GÌ? CIC & EBS LÀ PHÍ GÌ?