Chúc mừng
Đăng ký tài khoản thành công!
Có lỗi
Đăng ký tài khoản thất bại!

Tra mã HS code là gì và hướng dẫn cách tra cứu mã HS code chính xác


Tải biểu thuế XNK 2021 và Chú giải Hs code 2017

Tra mã Hs code của dân chuyên nghiệp “3 steps”

Có lẽ đối với các bạn đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay những bạn đang tìm hiểu chuyên ngành này thì không còn xa lạ gì với mã số HS hàng hóa xuất nhập khẩu. Mã HS xuất hiện rất nhiều trong các chứng từ: tờ khai hải quan, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ CO, hóa đơn thương mại… Trong bài viết này, mình sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất và cách tra cứu mã HS đơn giản nhất cho hàng hóa.

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu mã HS Code là gì, sau đó mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tra cứu mã HS code trực tiếp trên website, chứng từ thực có và biểu thuế xuất nhập khẩu. Tên tiếng Anh của mã HS Code là Harmonized System Codes (Hệ thống hài hòa) do tổ chức Hải quan thế giới (WCO) sáng lập. 


Mã HS Code và cách tra cứu mã HS

HS code là mã mà bắt buộc các bạn học ngành dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu phải biết. Bởi vì HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những vậy mã HS Code là cơ sở để các cơ quan của chính phủ như thế: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay suất một loại hàng hóa nào đó.

Mã HS là gì? Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System). Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Mục tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống thống nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.


   Mã HS giúp các quốc gia thống nhất mô tả hàng hóa

Mình nói vui vui thế này, giống như cái “vật đội lên đầu che nắng” người miền Nam gọi là “nón”, người miền Bắc gọi là “mũ” nhưng người Anh, người Mỹ nó gọi là “Hat” nếu các hợp đồng ngoại thương có vấn đề rồi chơi chữ nhau thì rất khó có luật để xử :(. Từ đó người ta quy định sản phẩm “vật đội lên đầu che nắng” là một con số thì sẽ thống nhất với nhau. Nhưng trong nón/mũ thì còn phân ra loại nón thời trang, nón bảo hiểm lái xe, nón bảo hiểm cho công nhân…

Sau đây mình lấy 2 ví dụ về mũ bảo hiểm cho người đi xe máy có mã HS code 65061010 và mũ bảo hộ có mã HS code 65061020. Hai mã này cùng chương 65 và nhóm 06, phân nhóm 10.

2 ví dụ trên chúng ta thấy rằng mã HS Code giúp cho phân loại tên gọi, tính chất, tác dụng và vật liệu làm ra sản phẩm khác nhau, công dụng của chúng cũng khác nhau. 


Mã HS code mũ bảo hiểm người đi xe máy


 Mã code mũ bảo hộ

Nếu bạn nhập nón bảo hộ lao động thì sẽ được ưu đãi thuế hơn về thuế. Vì nhà nước sẽ ưu tiên hơn người dùng sử dụng mũ bảo hộ trong an toàn lao động.

Tuy nhiên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa HS hiện đang phân loại trên 98% hàng hóa trong thương mại quốc tế và phiên bản mới nhất có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Trước đó, hệ thống này đã trải qua 4 lần sửa đổi vào các năm: 1992, 1996, 2002, 2006. Hiện tại có hơn 200 qụốc gia, vùng lãnh thổ cũng nhự các tổ chức quốc tế như Phòng Thống kê Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới sử dụng Danh mục HS.


Cấu trúc mã HS Code

Từ 2 ví dụ trên về mã HS code của một loại là mũ bảo hiểm cho người đi xe máy (65061010) và mũ bảo hộ lao động (65061020). Chúng ta thấy rằng 2 mã này có 6 chữ số đầu tiên giống nhau, chỉ khác nhau 2 chữ số cuối. Vì mã HS Code có chung một cấu trúc chứ không phải sắp xếp lộn xộn. Bạn chú ý màu mình tô (cứ 2 cặp số sẽ tô màu khác nhau). Sau đây mình sẽ giới thiệu cấu trúc mã HS Code. Mã này do tổ chức hai quan thế giới (WCO) phát hành nên có tính chất hệ thống và nhất quán.


    Cấu trúc mã HS Code

Mã HS code cấu trúc gồm có:
– Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 hoặc 22 Phần, mỗi phần đều có chú giải phần
– – Chương: Gồm có 97 chương. Trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa
– – – Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung
– – – – Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm có 2 ký tự.
– – – – – Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.

Lưu ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Hướng dẫn cách tra cứu mã HS

Có thể nói các bạn mới làm rất cảm thấy không chắc chắn và thiếu tự tin khi tra mã HS code đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Nhưng bạn cũng đừng lo sợ điều này, thật ra tra mã HS code ai cũng làm được cả. Mình ngày xưa cũng như các bạn thôi. Nhưng chúng ta nên làm cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng nhé để tránh sai sót liên quan đến thuế thì phiền não lắm ! Mã HS liên quan đến thuế suất xuất nhập khẩu và phân loại hàng hóa, do đó, chọn đúng mã HS cho hàng hóa là một việc không đơn giản. Chúng ta nên tham khảo, tra cứu mã HS trước khi khai hải quan đề phòng trường hợp đã mở tờ khai hải quan rồi nhưng công chức hải quan tra cứu thấy hàng hóa không đúng với mô tả trong mã HS và yêu cầu doanh nghiệp khai báo lại gây mất thời gian, phát sinh chi phí.

Có 6 quy tắc phân loại hàng hóa áp mã HS. Trong bài viết sau mình sẽ viết đơn giản về 6 cách phân loại này. Tuy nhiên, nhìn chung các quy tắc này khá dài dòng và đôi khi gây khó hiểu cho người đọc. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn một vài cách đơn giản hơn theo kinh nghiệm thực tế của mình:

Dựa theo bộ chứng từ cũ

Các bạn khi vô công ty là thủ tục hải quan hoặc khai hải quan điện tử, có thể dựa trên bộ chứng từ cũ bằng cách lấy tờ khai hải qua ra xem mã HS Code.


Tờ khai hải quan điện tử lấy mã HS code

Hỏi người đi trước

Nếu bạn đang đặt câu hỏi học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất. Thì đồng nghiệp là nơi rất tốt để học hỏi. Cách đơn giản nhất là hỏi các anh chị có kinh nghiệm trong công ty hoặc hỏi các công ty xuất nhập khẩu mặt hàng như Oz Freight , hỏi công ty logistics hay thậm chí hỏi cả đối tác nước ngoài của bạn. Có thể kết quả không chính xác hoàn toàn cho mặt hàng của bạn nhưng ít ra bạn cũng sẽ có căn cứ để tra cứu ngược lại chương, nhóm, phân nhóm có liên quan và tìm ra mã HS cho hàng hóa của mình.

Dựa vào website tra mã HS Code

Hiện nay có nhiều website tra mã HS code. Tuy nhiên trong bài viết này mình hướng dẫn các bạn tra mã HS trên website của Hải Quan Việt Nam. Mình đề xuất các bạn trang website này, vì đây là nguồn tin chính thống và chính xác 100%. Bạn vào tại link này của Hải Quan Việt Nam 




Chúng ta cùng bắt đầu tra mã HS Code nhé !!!

Ví dụ: Công ty bạn là công ty chuyên sản xuất bao bì và sắp có lô hàng xuất khẩu bao bì giấy có tráng với nhựa pp (giống như bao xi măng)


Mình lấy cái hình bao bì cho các bạn dễ hình dung….let go

Bạn sẽ search trong danh mục tìm kiếm là: bao bì giấy tráng pp


Cách tra mã Hs Code

Kết quả hiện ra rất nhiều và đôi khi không có liên quan như: Động vật sống, hoa quả, khoáng sản, gỗ… (lý do là trong các mô tả này có 1 vài chữ trong cụm từ mà bạn tìm kiếm). Trong số đó bạn thấy có “Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn và chú giải chương 6305: Bao và túi, loại dùng để đóng gói hàng” có liên quan:


Hướng dẫn tra mã HS

Bạn click vào 6305 để có thêm mô tả chi tiết hơn và biết được sản phẩm của mình nằm trong “Phần XI: NGUYÊN LIỆU DỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM DỆT”. Tiếp tục đọc các mô tả về sản phẩm, chúng ta biết được mã HS cho sản phẩm bao bì này là 63053390


Dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu

Biểu thuế xuất nhập khẩu cho phép bạn tìm mã HS code. Tuy nhiên điểm yếu của phương pháp này là file Excel và phải dùng bộ tìm kiếm của Excel. Dùng cách tìm kiếm bằng cách nhấn Ctrl + F sau đó nhập từ khóa bạn cần tìm. Nhược điểm của phương pháp này là Excel tìm kiếm dựa vào cụm từ chính xác chứ không dựa vào 1 từ trong cụm từ. 


Tra mã HS Code dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu

Kết luận

Trong bài viết này mình đã trình bày mã HS Code là gì? Hướng dẫn các cách tra mã HS code như: Dựa vào chứng từ cũ, hỏi người có kinh nghiệm, tra bằng website của Hải Quan Việt Nam, tra bằng Biểu thuế xuất nhập khẩu file excel.

Khi bạn đã có mã HS Code điều tiếp theo là bạn phải biết sản phẩm của mình khi nhập/xuất sẽ chịu những phí nào, có được ưu đãi về thuế hay không. Bạn đọc biết bài viết Thuế xuất nhập khẩu đánh trên mặt hàng nhé.

Hy vọng qua bài viết của mình, các bạn đã hình dung được mã HS như thế nào và cách tra cứu mã HS để chọn cho sản phẩm mình một mã tương ứng. Mình rất mong muốn nhận được các phản hồi cũng như chia sẻ kinh nghiệm chọn mã HS hay những vấn đề khác liên quan đến mã HS trong bài viết này của các bạn. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

>>>  Điện chuyển tiền - T/T TR và TT có phải là một ?
>>> Một số mặt hàng cần cấp phép kiểm định
>>> 1688 và những điều bạn có thể biết
>>>  Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
>>> Sự thật về mã HS code của keo silicon- Thủ tục nhập khẩu keo silicon